GCNNL TAU BIEN
PONTON ĐAT CAU
PONTON ĐAT CAU 1
TÀU CONTAINER 200 TIÊU
TAU DAU 1
TAU DAU
TÀU CONTAINER 250 TIÊU 1
TÀU CONTAINER 250 TIÊU.
GCNNLCS-8000T
TRANSIMEX 200.
TRANSIMEX 200
TÀU ĐÓNG CỌC
SP-ITC-07
SP-ITC-06-1
SP-ITC-06
CẦN THƠ 17
Tàu Dầu Đồng Tháp 9
Image Slider

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thực chất

Ngày Đăng : 24/11/2016 - 02:40 PM

Dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực mới để thúc đẩy sự phát triển của thành phần kinh tế quan trọng này. Vì thế, trong phiên thảo luận tại hội trường của kỳ họp thứ 2, Quốc khóa XIV vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần đưa ra quy định một cách thực chất, hiệu quả, hỗ trợ đúng đối tượng.

Hoạt động sản xuất tại KCN Đình Trám (Bắc Giang). Ảnh: Văn Bắc.

Động lực để tăng số lượng, hoạt động hiệu quả

Đại biểu Đỗ Văn Bình (Hải Phòng) đánh giá: Việc ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV là rất cần thiết. Bởi đối tượng doanh nghiệp (DN) này đã có đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế-xã hội. Đại biểu dẫn chứng, DNNVV chiếm trên 97% tổng số DN, đóng góp khoảng 50% GDP, 33% thu ngân sách Nhà nước, tạo ra 62% việc làm.

Mặt khác, để góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Chính phủ đã có nghị quyết về hỗ trợ và phát triển DN. Theo đó đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động hiệu quả, trong đó có cả DN có quy mô lớn, nguồn lực mạnh, hàng năm có khoảng 30- 35% DN có hoạt động đổi mới sáng tạo. Do vậy cùng với việc hỗ trợ DN phát triển nâng cao quy mô năng lực cạnh tranh cũng cần quan tâm tạo điều kiện môi trường thuận lợi để có thể tăng mạnh số DN đăng ký thành lập mới hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Đồng tình với chủ trương cần ban hành một đạo luật hỗ trợ đối tượng DNNVV nhưng đại biểu Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi) đề nghị: Về vấn đề hỗ trợ DN cần thực hiện theo nhóm vấn đề, hỗ trợ theo trình tự rõ ràng hơn. Đó là: Nhóm hỗ trợ về khởi nghiệp, quy định các nội dung về thành lập DN tiếp cận vốn, mặt bằng, lập phương án sản xuất, kinh doanh khả thi; nhóm hỗ trợ về tổ chức sản xuất kinh doanh, quy định các nội dung về quản trị doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực công nghệ, tiếp cận tín dụng từ các quỹ tài chính, hỗ trợ ươm tạo, cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; nhóm hỗ trợ về giải pháp thị trường, quy định các nội dung về tham gia mua sắm công, xúc tiến mở rộng thị trường.

Liên quan đến giải pháp hỗ trợ DNNVV trong việc tiếp cận thị trường, đại biểu đoàn Quảng Ngãi đề nghị bổ sung 2 quy định: Một là, hỗ trợ thành lập DNNVV, quy định chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang DNNVV, trong đó hỗ trợ các vấn đề tư vấn đăng ký thủ tục chuyển đổi sang DN, ưu đãi về miễn giảm thuế Thu nhập DN, lệ phí môn bài, chế độ kế toán đơn giản và các chính sách khác... Đồng thời, việc quy định này sẽ khuyến khích thúc đẩy tạo điều kiện cho các hộ cá thể thực hiện chuyển sang loại hình DNNVV.

Hai là, hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị DN, quy định về hỗ trợ đào tạo, tập huấn về quản trị DN như quản trị sản xuất, kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị thị trường nhằm nâng cao năng lực quản trị DN nhỏ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển DN.

Băn khoăn tiêu chí

Một vấn đề khiến nhiều đại biểu băn khoăn về tiêu chí thế nào là DNNVV. Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) cho rằng, tiêu chí xác định DNNVV dựa vào tiêu chí tổng nguồn vốn và số lao động (như dự thảo Luật) để phân loại là hợp lý. Trong đó, tiêu chí về số lao động cần được quy định rõ, gắn với tiêu chí tham gia bảo hiểm xã hội, làm cơ sở để kiểm soát và đối xử công bằng.

Tuy nhiên, việc phân loại DN cần phải minh bạch. “Thực tế có nhiều trường hợp DN có tổng nguồn vốn lớn hơn 20 tỷ đồng, nhưng số lao động không đạt tới 200 người thì xếp loại DNNVV. Điều này rất cần minh bạch vì liên quan đến chính sách thuế và tư cách tham gia dự thầu của DN. Quan trọng hơn, dự thảo luật xác định DN theo ba quy mô, phân biệt rõ giữa nhỏ và siêu nhỏ nhưng hoàn toàn thiếu vắng các quy định, thể hiện rõ từng dòng hoạt động hỗ trợ gắn với từng quy mô DN. Thậm chí Điều 6 quy định về quyền và nghĩa vụ của DN, trong tiếp cận hỗ trợ còn bỏ quên đối tượng DN siêu nhỏ. Tôi cho rằng đây là điểm yếu nhất, mờ nhất trong ý tưởng lập pháp của dự thảo luật”- đại biểu Trần Thị Hiền nhấn mạnh.

Khác ý kiến đại biểu đoàn Hà Nam, đại biểu Nguyễn Văn Thắng (Hà Nội) trong phần tranh luận tại hội trường nêu quan điểm, việc phân loại tiêu chí DNNVV cần chú trọng nhất vào tiêu chí doanh thu. Đại biểu lập luận, để có doanh thu phải cần một quá trình lâu dài, nhưng về nguồn vốn hay lao động, các DN có thể bổ sung trong thời gian ngắn. Việc xác định tiêu chí DNNVV dựa vào doanh thu cũng được nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới áp dụng.

Đại biểu Nguyễn Văn Thắng cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại CP Công Thương Việt Nam (VietinBank) dẫn chứng thêm: Hiện nay, khi xem xét tín dụng cho DNNVV, các ngân hàng thương mại cũng chủ yếu dựa vào tiêu chí doanh thu, các tiêu chí về số vốn, lao động chủ yếu phục vụ công tác báo cáo. Do đó, đại biểu đề nghị, tiêu chí xác định DNNVV trước tiên cần dựa vào doanh thu, sau đó mới đến lao động, nguồn vốn...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (đại diện cơ quan soạn thảo): DNNVV đang rất khó khăn

DNNVV đang chiếm 97% trong tổng số DN trong 610.000 DN của Việt Nam, nhưng thực trạng hiện nay của đối tượng DN này hết sức khó khăn, nên việc hỗ trợ là rất cần thiết

Mục tiêu, nội dung hỗ trợ, đó là hỗ trợ dịch vụ cơ bản để tất cả đối tượng được tham gia đào tạo, thông tin... Đồng thời hỗ trợ có trọng tâm, thiết kế dựa trên ba loại, có điều kiện phát triển tốt; có lợi thế so sánh để chúng ta tập trung hỗ trợ, đó là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sản xuất chế biến…; có thể tham gia vào chuỗi giá trị và công cụ liên kết ngành.

Về tiêu chí phân loại, một số đại biểu có ý kiến cho rằng nên theo doanh thu, theo vốn, hay lao động. Theo quan điểm của Ban soạn thảo, báo cáo doanh thu thay đổi thường xuyên, nhưng vốn và lao động rất khó thay đổi, quốc tế chỉ sử dụng hai tiêu chí này. Quan điểm này hơi ngược với ý kiến đại biểu Nguyễn Văn Thắng (Hà Nội) nói là dựa vào doanh thu.

Mặt khác, có một số loại hình trong những năm đầu không có doanh thu. Ví dụ, trong trồng cây công nghiệp lâu năm thì trong 5 năm, 7 năm đầu làm gì doanh thu. Nếu dựa vào doanh thu thì chúng ta không thể xác định đó là DNNVV hay không…

Về tiếp cận tín dụng của ngân hàng, Ban soạn thảo đã báo cáo, đây không phải là quy định cứng nhắc bắt buộc để các ngân hàng phải có tỷ lệ bao nhiêu hỗ trợ cho DNNVV, mà khuyến khích các ngân hàng thương mại xây dựng các gói hỗ trợ cho DNNVV với các lãi suất, thời hạn vay ưu đãi và thủ tục dễ dàng để DN tiếp cận. Nếu các ngân hàng thương mại hỗ DNNVV thì sẽ được nhà nước hỗ trợ lại qau việc cấp bù lãi suất…

Theo baohaiquan

Chuyên mục

Dịch vụ

  • Gia công cơ khí
    Ngày tạo: 08-09-16
    Công ty TNHH MTV Tư Lai II nhận gia công trục chân vịt, trục bánh lái ...
  • Vận Tải
    Ngày tạo: 07-09-16
    Công ty TNHH MTV Tư Lai II luôn mang đến cho khách hàng dịch vụ vận chuyển đường...
Go Top