GCNNL TAU BIEN
PONTON ĐAT CAU
PONTON ĐAT CAU 1
TÀU CONTAINER 200 TIÊU
TAU DAU 1
TAU DAU
TÀU CONTAINER 250 TIÊU 1
TÀU CONTAINER 250 TIÊU.
GCNNLCS-8000T
TRANSIMEX 200.
TRANSIMEX 200
TÀU ĐÓNG CỌC
SP-ITC-07
SP-ITC-06-1
SP-ITC-06
CẦN THƠ 17
Tàu Dầu Đồng Tháp 9
Image Slider

Giải quyết thách thức để tạo đột phá cho M&A 2017

Ngày Đăng : 25/07/2017 - 04:17 PM

Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam trong năm 2017 đang có rất nhiều cơ hội song những cơ hội này có thể đem lại kỷ lục cho tổng giá trị các thương vụ M&A hay không thì vẫn khó đoán định...

Một khối lượng lớn dòng vốn ngoại đang tìm kiếm cơ hội để thực hiện các thương vụ M&A tại Việt Nam, đặc biệt là cơ hội đến từ cổ phần hóa DNNN. Ảnh: ST.

Bán lẻ, bất động sản sẽ sôi động

Với kết quả 5,8 tỷ USD của tổng giá trị các thương vụ trong năm 2016, theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2017 các cơ hội để có thể vượt qua mức kỷ lục này vẫn đang hiện hữu. Theo Ban tổ chức Diễn đàn M&A 2017, quyết tâm của Chính phủ và những cam kết cổ phần hóa của các DNNN lớn đang rất hấp dẫn đối các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của các công ty khối tư nhân, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam và sự quan tâm của các dòng vốn ngoại đối với các cơ hội đầu tư và M&A cũng là động lực quan trọng.

Ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AVM cho biết, hiện nay các thương vụ có giá trị lớn đa phần thuộc về các nhà đầu tư ngoại và các nhà đầu tư nước ngoài chiếm tới hơn 70% tổng giá trị M&A toàn thị trường. Hai thương vụ lớn nhất trong giai đoạn từ 6/2016 đến 6/2017 là Tập đoàn F&N của Thái Lan mua cổ phần Vinamilk và Tập đoàn SCG cũng của Thái Lan mua lại nhà máy xỉ măng Holcim đều có giá trị ở mức 500 triệu USD. Bên cạnh đó, các DN Việt Nam là người mua tích cực nhất trong số 50 thương vụ tiêu biểu năm nay gồm Tập đoàn Kido và Tập đoàn Thành Thành Công (TTC). Theo đó, Kido tăng sở hữu cổ phần tại Vocarimex (Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam) và IPO Kido Foods, trong khi đó TTC tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị ngành mía đường thông qua các thương vụ mua lại và hợp nhất, điển hình là sáp nhập TTC Tây Ninh và Đường Biên Hòa.

Nhận định về xu hướng M&A tại Việt Nam năm 2017, các chuyên gia cho rằng, bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng sẽ là những món ăn “nóng rẫy” đối với các nhà đầu tư khi họ hướng tới thị trường hấp dẫn với gần 100 triệu dân. Bên cạnh đó, bất động sản, tài chính ngân hàng cũng kỳ vọng sẽ là những lĩnh vực có hoạt động M&A sôi động hơn trong năm nay.

Theo TS. Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), sở dĩ đa phần các thương vụ M&A rơi vào lĩnh vực bán lẻ và bất động sản là do hai lĩnh vực này nhiều tiềm năng nhưng còn thấp về trình độ phát triển. Đây chính là cơ hội đối với các nhà đầu tư ngoại và điều này cũng lý giải một phần cho việc tỷ lệ nhà đầu tư ngoại chiếm phần lớn trong M&A. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT, 6 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã có hơn 2.500 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 2,24 tỷ USD, tăng 97,6% so với cùng kỳ 2016.

Lý giải cho việc nhà đầu tư ngoại tại Việt Nam hầu hết đều đến từ châu Á, thiếu vắng các nhà đầu tư đến từ châu Âu, Mỹ, các chuyên gia cho rằng DN châu Á có lợi thế tương đồng về văn hóa nên việc M&A trở nên dễ dàng hơn. Trong khi đó quy mô của DN Việt Nam còn nhỏ so với mong muốn đầu tư của các DN đến từ EU, Mỹ, chưa kể, các DN này đòi hỏi mức độ minh bạch thông tin rất cao, nhưng đây lại là điểm yếu của DN Việt.

Trở ngại đến từ cổ phần hóa DNNN

Những thách thức đối với tăng trưởng M&A tại Việt Nam năm 2017 được các chuyên gia chỉ ra bao gồm sự cạnh tranh trong việc thu hút dòng vốn ngoại với các quốc gia trong khu vực, những trở ngại từ cổ phần hóa DNNN tại Việt Nam, chất lượng DN và quy mô nền kinh tế. Riêng với vấn đề cổ phần hóa DNNN, tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn DNNN trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 còn chậm là trở ngại lớn đối với thị trường.

Để giá trị M&A đạt được ít nhất như năm 2016, đòi hỏi sự mạnh mẽ của Nhà nước trong việc thoái vốn các tập đoàn, tổng công ty lớn. Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2017 nếu không có những yếu tố đột phá, dự báo giá trị M&A không dễ vượt qua con số 5,8 tỷ USD của 2016. Điều này đòi hỏi một cú hích lớn và những nhân tố đột phá từ các DN và của Chính phủ để tận dụng được cơ hội từ các dòng vốn ngoại.

Bình luận về những đột phá thúc đẩy M&A 2017, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài, Cố vấn cao cấp của Diễn đàn cho rằng, có những yếu tố rất quan trọng cần khơi thông để tạo đột phá cho M&A Việt Nam trong thời gian tới. Trước hết là về cơ chế chính sách, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng hiện vẫn còn những trở ngại nhất định trong thực hiện chủ trương nới “room” tín dụng, giải quyết các món tài sản bảo đảm mà hiện nay đang thế chấp tại ngân hàng liên quan đến nợ xấu. Đột phá tiếp theo mà chuyên gia này nhắc tới chính là sự minh bạch thông tin DN. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, hiện vẫn còn những rào cản trong sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án tại Việt Nam do thiếu sự minh bạch về thông tin, rào cản về quá trình cổ phần hóa DNNN, vì thế Diễn đàn M&A 2017 sẽ đưa ra các khuyến nghị, lời giải để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa DNNN, từ đó tìm kiếm được các đối tác chiến lược thực thụ.

Đồng quan điểm, ông Phan Văn Thinh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Deloitte Việt Nam cũng nhấn mạnh, để tạo ra đột phá cho hoạt động M&A, về phía Nhà nước cần phải có những thay đổi nhất định cơ chế quản lý. “Chúng ta cũng nói nhiều về tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN; Chính phủ cũng đã có những biện pháp rất tích cực để thúc đẩy quá trình này nhưng phải thừa nhận rằng cổ phần hóa DNNN thời gian qua rất chậm trễ và đó cũng là một nội dung nếu thay đổi được sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động M&A trong thời gian tới”, ông Phan Văn Thinh nói.

Theo baohaiquan.vn

Chuyên mục

Dịch vụ

  • Gia công cơ khí
    Ngày tạo: 08-09-16
    Công ty TNHH MTV Tư Lai II nhận gia công trục chân vịt, trục bánh lái ...
  • Vận Tải
    Ngày tạo: 07-09-16
    Công ty TNHH MTV Tư Lai II luôn mang đến cho khách hàng dịch vụ vận chuyển đường...
Go Top