GCNNL TAU BIEN
PONTON ĐAT CAU
PONTON ĐAT CAU 1
TÀU CONTAINER 200 TIÊU
TAU DAU 1
TAU DAU
TÀU CONTAINER 250 TIÊU 1
TÀU CONTAINER 250 TIÊU.
GCNNLCS-8000T
TRANSIMEX 200.
TRANSIMEX 200
TÀU ĐÓNG CỌC
SP-ITC-07
SP-ITC-06-1
SP-ITC-06
CẦN THƠ 17
Tàu Dầu Đồng Tháp 9
Image Slider

Doanh nghiệp ưu tiên sẽ được miễn kiểm tra sau thông quan?

Ngày Đăng : 03/10/2017 - 03:18 PM

Một số quy định mới về chế độ ưu tiên, điều kiện được công nhận DN ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đang được Tổng cục Hải quan sửa đổi, bổ sung trình cấp thẩm quyền ban hành tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP để tiếp tục hoàn thiện chế độ ưu tiên đối với đối tượng DN chủ lực này.

Thừa ủy quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng trao quyết định cho đại diện Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam (tháng 7/2017). Ảnh: T.Bình.

Theo Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan)- đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình DN ưu tiên, điểm đáng chú ý đầu tiên chính là đề xuất cụ thể trong Nghị định việc miễn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan đối với DN ưu tiền, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan (Khoản 1 Điều 78 quy định: Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý XNK- PV).

Cục Kiểm tra sau thông quan phân tích: Điều 78 quy định 3 trường hợp kiểm tra sau thông quan, tuy nhiên không loại trừ DN ưu tiên. Vì vậy, thực tế DN ưu tiên vẫn bị kiểm tra sau thông quan tại cơ quan Hải quan đối với các tờ khai XNK trong thời gian 60 ngày.

Mặt khác chế độ ưu tiên là quản lý DN, không quản lý theo từng lô hàng, còn kiểm tra sau thông quan trong thời gian 60 ngày là quản lý theo lô hàng XNK. Trong khi đó, DN ưu tiên đã được kiểm tra, thẩm định, ý thức tuân thủ tốt, có cơ chế tự kiểm soát nội bộ để duy trì việc tuân thủ pháp luật... theo đó nếu không quy định miễn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan thì dẫn đến việc kiểm tra tùy tiện và DN ưu tiên không được ưu tiên hơn so với DN thường.

Vì vậy, việc bổ sung quy định mới như đề cập ở trên nhằm đảm bảo chính sách ưu đãi đối với DN ưu tiên, phù hợp với thông lệ quốc tế (hiện không có nước nào kiểm tra DN ưu tiên theo tờ khai tại trụ sở cơ quan Hải quan mà thực hiện kiểm toán định kỳ).

Liên quan đến điều kiện để được công nhận DN ưu tiên, đại diện Cục Kiểm tra sau thông quan cho biết, hiện Nghị định 08/2015/NĐ-CP không quy định về điều kiện năng lực tài chính. Lần sửa đổi này, cơ quan Hải quan đề xuất bổ sung thêm quy định để đánh giá về lợi nhuận sau thuế bình quân dương (quy định tại Điều 10 Nghị định 08). Theo đó, một trong những điều kiện để được công nhận DN ưu tiên, DN có lợi nhuận sau thuế dương trong thời gian 2 năm liên tục tính đến thời điểm nộp văn bản đề nghị công nhận DN ưu tiên.

Đây cũng là thông lệ quốc tế và là quy định được Hải quan nhiều nước phát triển áp dụng. Theo Cục Kiểm tra sau thông quan, quy định về điều kiện tài chính là một điều kiện quan trọng để đánh giá một DN. Theo Khung tiêu chuẩn an toàn quốc tế (SAFE) của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và các chương trình DN ưu tiên của các quốc gia phát triển đều có điều kiện này.

Ngoài ra, thực tế ở nước ta, vấn đề chuyển giá tại các DN FDI đang nóng với thực trạng hơn 40% giai đoạn 2007 - 2015 thua lỗ nhưng phần nhiều trong số đó vẫn xin đầu tư mở rộng sản xuất.

Cơ quan Hải quan đánh giá, quy định lợi nhuận sau thuế dương nhằm hạn chế vấn đề chuyển giá của DN FDI và tương đồng với các quy định trong Khung SAFE của WCO.

Ngoài 2 nội dung trên, vấn đề sửa đổi, bổ sung về địa điểm nộp hồ sơ đề nghị công nhận DN ưu tiên cũng nhận được sự quan tâm của cộng đồng DN.

Hiện nay, Nghị định 08/2015/NĐ-CP không quy định về địa điểm nộp hồ sơ, trong khi Thông tư 72/2015/TT-BTC quy định về chế độ DN ưu tiên, quy định địa điểm nộp hồ sơ là cục hải quan địa phương. Nhưng theo đánh giá của Cục Kiểm tra sau thông quan, thời gian qua DN nộp hồ sơ tại cục hải quan địa phương, tiếp đó cục hải quan địa phương tiến hành thẩm định và nộp kết quả thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế lên Tổng cục Hải quan. Nhiều trường hợp, Tổng cục Hải quan phải tiến hành xác minh bổ sung thông tin, điều này dẫn đến thời gian thẩm định bị kéo dài, DN phải tiếp 2 đoàn kiểm tra đối với cùng một nội dung, gây khó khăn cho DN. Vì vậy, đề xuất mới trong Nghị định là DN nộp hồ sơ tại Tổng cục Hải quan...

64 DN được áp dụng chế độ ưu tiên

Hiện cả nước có 64 DN được công nhận DN ưu tiên. Trong đó, Việt Nam có 25 DN và 39 DN nước ngoài hoặc liên doanh của Việt Nam với nước ngoài.

Riêng từ đầu năm 2017 đến nay có thêm 8 DN được công nhận. DN mới nhất được Tổng cục Hải quan công nhận là Công ty TNHH Fuji Xerox Hải Phòng (DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản).

Trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đang có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, Nhật Bản đứng đầu về số lượng với 14 DN được công nhận. Hàn Quốc là quốc gia có số lượng lớn thứ 2 với 12 DN. Ngoài ra là các DN đến từ Hoa Kỳ, Đài Loan (Trung Quốc), Italia, Đan Mạch...

Các DN nước ngoài được công nhận phần lớn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, trong khi nhiều DN được công nhận trong nước liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nhất là sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản.

Theo Cục Kiểm tra sau thông quan, thống kê mới nhất cho thấy, hết năm 2016, 64 DN ưu tiên có tổng trị giá kim ngạch XNK đạt 94 tỷ USD, chiếm 27% tổng trị giá kim ngạch XNK cả nước.

Theo Baohaiquan.vn 

Chuyên mục

Dịch vụ

  • Gia công cơ khí
    Ngày tạo: 08-09-16
    Công ty TNHH MTV Tư Lai II nhận gia công trục chân vịt, trục bánh lái ...
  • Vận Tải
    Ngày tạo: 07-09-16
    Công ty TNHH MTV Tư Lai II luôn mang đến cho khách hàng dịch vụ vận chuyển đường...
Go Top