GCNNL TAU BIEN
PONTON ĐAT CAU
PONTON ĐAT CAU 1
TÀU CONTAINER 200 TIÊU
TAU DAU 1
TAU DAU
TÀU CONTAINER 250 TIÊU 1
TÀU CONTAINER 250 TIÊU.
GCNNLCS-8000T
TRANSIMEX 200.
TRANSIMEX 200
TÀU ĐÓNG CỌC
SP-ITC-07
SP-ITC-06-1
SP-ITC-06
CẦN THƠ 17
Tàu Dầu Đồng Tháp 9
Image Slider

Dệt may tự tin tăng trưởng

Ngày Đăng : 06/09/2017 - 10:49 AM

Trong bối cảnh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng khá nhờ những nỗ lực của các DN trong việc tăng năng suất, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm.

Sản suất hàng dệt may XK tại Công ty May Sài Gòn 3. Ảnh: Nguyễn Huế.

Chủ động trong khó khăn

Từ đầu năm đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được 19,8 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 66% kế hoạch xuất khẩu cả năm. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá, đây là nỗ lực rất lớn của các DN dệt may trong bối cảnh phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất có thể kể đến là sự đổ vỡ của TPP đã ảnh hưởng tới dòng đầu tư vào lĩnh vực kéo sợi, dệt nhuộm, hàng loạt dự án đã bị dừng lại thời gian qua. Ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU cũng chưa được 27 nước thành viên EU thông qua. Thêm vào đó, giá sản phẩm dệt may của Việt Nam hiện phải chịu chi phí đầu vào cao hơn một số nước trong khu vực, bao gồm chính sách tiền lương, BHXH, BHYT. Trong đó, BHXH và BHYT cao hơn các nước trong khu vực 2,5 lần. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách chống bán phá giá sợi màu, sợi polyester của một số nước.

Trong bối cảnh khó khăn đó, các nhà máy dệt sợi, nhuộm, may của Việt Nam đều đã áp dụng các mô hình quản lý hiện đại. Qua đó giúp ngành dệt may Việt Nam tăng năng suất lao động lên mức tương đối cao so với các nước. Hiện sản phẩm dệt may của Việt Nam đã có thể cạnh tranh được về giá, thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm với các nước. Do đó, trong chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2017 - 2025, ông Giang khẳng định xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ đạt khoảng 100 - 110 tỷ USD vào năm 2025.

Bên cạnh đó, ngoài những thị trường truyền thống của dệt may Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc, thời gian qua các DN dệt may Việt Nam đã chủ động tiếp cận những thị trường mới như Nam Phi, Bắc Phi. Từ năm 2017, hàng dệt may của Việt Nam đã bắt đầu được xuất khẩu vào những thị trường này, đặc biệt là sản phẩm sợi. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang có nhiều nhà máy sản xuất các sản phẩm may mặc dành cho người Hồi giáo và đã bắt đầu xuất khẩu vào thị trường Trung Đông trong khoảng 2 năm trở lại đây.

Đặc biệt, ông Giang chia sẻ, hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đã tăng lên rất nhiều. Cụ thể, trước đây, DN Việt Nam chủ yếu làm gia công dựa trên cơ sở khách hàng đưa mẫu đến để DN Việt Nam tính toán định mức, giá thành sau đó chào ngược trở lại. Nhưng hiện nay phương thức gia công không còn nhiều nữa, thay vào đó hình thức FOB và ODM ngày càng tăng. Bây giờ khách hàng không còn chuyển mẫu cho DN Việt Nam như trước đây mà thay vào đó là thực hiện theo 3 phương thức: Thứ nhất là DN nước ngoài đưa ý tưởng, bản vẽ trên mail, từ đó DN Việt Nam tính toán thiết kế lên mẫu, tính toán giá thành và chào bán ngược lại. Thứ hai là DN Việt Nam thiết kế 100% rồi chào bán cho khách hàng. Thứ ba là đấu giá trên mạng. Theo đó, khoảng 1 giờ sáng các DN Việt Nam sẽ tiến hàng đấu giá trên mạng để có hợp đồng sản phẩm may mặc “Khách hàng hiện nay họ không muốn bỏ tiền, bỏ người ra làm thiết kế nữa mà tất cả đều phải do ta tự làm rồi chào cho họ” – ông Giang cho hay.

Cân bằng phần cung thiếu hụt

Một điểm tích cực khác của ngành dệt may trong thời gian gần đây chính là sự hồi sinh của hàng loạt dự án dệt, nhuộm sau một thời gian tạm dừng do cú sốc từ TPP. Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, từ đầu năm đến nay vốn đầu tư vào ngành dệt may đã đạt xấp xỉ 2 tỷ USD, trong đó có 750 triệu USD là vốn FDI. Tiêu biểu là dự án Nhà máy sản xuất polyester và sợi tổng hợp billion do DN Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh với tổng vốn đầu tư 220 triệu USD. Cùng với đó là các dự án điều chỉnh tăng vốn như dự án của Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Đài Loan) đã tăng thêm 485,8 triệu USD; Dự án Công ty TNHH sợi Long Thái Tử của Tập đoàn Tainan Spinning tại khu công nghiệp Long Khánh (Đồng Nai) tăng thêm 50 triệu USD. Nhiều DN Việt Nam cũng đang đẩy mạnh đầu tư như Nhà máy dệt Bảo Minh (KCN Bảo Minh – Nam Định) đã đầu tư khoảng 75 triệu USD vào sản xuất vải chất lượng cao, đến tháng 3/2018 sẽ bắt đầu đi vào hoạt động.

Ông Vũ Đức Giang nhận định, sự tích cực nói trên đã cho thấy các nhà đầu tư vẫn nhìn thấy cơ hội khi đầu tư vào Việt Nam. Theo đó, dù không có TPP, Việt Nam vẫn còn rất nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác  như FTA Việt Nam – EU, FTA Việt Nam – Hàn Quốc, FTA Việt Nam – Nhật Bản, FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu… Ngoài ra, việc hầu hết các dự án đầu tư mới và tăng vốn thời gian qua đều tập trung vào các ngành sợi, dệt, nhuộm mở ra cơ hội cho dệt may Việt Nam cân bằng được phần cung thiếu hụt về sợi, dệt, nhuộm, từ đó nâng cao giá trị hàng dệt may. Theo đó, ông Giang khẳng định, giai đoạn 2018 - 2020, dệt may sẽ tháo được “nút cổ chai” cho công đoạn sợi, dệt, nhuộm.

Theo Baohaiquan.vn

Chuyên mục

Dịch vụ

  • Gia công cơ khí
    Ngày tạo: 08-09-16
    Công ty TNHH MTV Tư Lai II nhận gia công trục chân vịt, trục bánh lái ...
  • Vận Tải
    Ngày tạo: 07-09-16
    Công ty TNHH MTV Tư Lai II luôn mang đến cho khách hàng dịch vụ vận chuyển đường...
Go Top