GCNNL TAU BIEN
PONTON ĐAT CAU
PONTON ĐAT CAU 1
TÀU CONTAINER 200 TIÊU
TAU DAU 1
TAU DAU
TÀU CONTAINER 250 TIÊU 1
TÀU CONTAINER 250 TIÊU.
GCNNLCS-8000T
TRANSIMEX 200.
TRANSIMEX 200
TÀU ĐÓNG CỌC
SP-ITC-07
SP-ITC-06-1
SP-ITC-06
CẦN THƠ 17
Tàu Dầu Đồng Tháp 9
Image Slider

Chi phí cao, thủ tục hành chính vẫn là gánh nặng của doanh nghiệp

Ngày Đăng : 17/05/2017 - 02:01 PM

Tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng với DN, sáng 17/5, các bộ, ngành đã báo cáo tình hình sau 1 năm thực hiện, triển khai Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển DN.

Thủ tục về thuế và hải quan đã được đẩy mạnh, giúp giảm thủ tục, thời gian và chi phí cho DN. Ảnh: H.Dịu

Kết quả tích cực

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tạo thuận lợi cho DN, coi DN là động lực phát triển kinh tế.

Cụ thể, sau 1 năm, Bộ Tài chính đã và đang triển khai 11/12 nhiệm vụ, 1 nhiệm vụ về sửa đôi, bổ sung Nghị định 218/2013/NĐ-CP được được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chưa triển khai. Ngoài ra, Bộ Tài chính triển khai thêm 9 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực thuế, hải quan, chứng khoán… để tạo thuận lợi cho DN phát triển.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai 14/16 nhiệm vụ, 2 nhiệm vu đã hoàn thành. Bộ Công Thương đã và đang triển khai 9/9 nhiệm vụ, ngoài ra thêm 6 nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý của ngành. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai 5/7 nhiệm vụ, 1 nhiệm vụ đề nghị chuyển sang Bộ Tài chính, 1 nhiệm vụ đề nghị chuyển sang Bộ Kế hoạck và Đầu tư thực hiện…

Nhìn chung các bộ, ngành đều triển khai hầu hết các nhiệm vụ được giao theo chức năng quản lý; UBND các tỉnh, thành phố đã ban hành các chương trình hành động, lập đường dây nóng hướng dẫn, giải đáp kiến nghị cho DN, tổ chức đối thoại công khai…

Nhận xét về tình hình thực hiện các nhóm giải pháp cải cách hành chính tạo thuận lợi cho DN trong lĩnh vực thuế và hải quan, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nêu lên nhiều kết quả tích cực.

Theo đó, thủ tục về thuế và hải quan đã được đẩy mạnh thông qua việc áp dụng hiện đại hóa, giảm thủ tục, thời gian và chi phí cho DN. Hệ thống khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử đã được triển khai 100% tại các cục và chi cục thuế; DN được hỗ trợ nộp thuế XNK bằng phương thức điện tử; số thủ tục hành chính thuế năm 2016 đã giảm 85 thủ tục so với năm 2015; thực hiện thành công cơ chế một cửa quốc gia của Việt Nam với 4 nước ASEAN.
 

 

Bộ Tài chính đã và đang triển khai 11/12 nhiệm vụ, 1 nhiệm vụ về sửa đôi, bổ sung Nghị định 218/2013/NĐ-CP được được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chưa triển khai. Ngoài ra, Bộ Tài chính triển khai thêm 9 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực thuế, hải quan, chứng khoán… để tạo thuận lợi cho DN phát triển.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai 14/16 nhiệm vụ, 2 nhiệm vu đã hoàn thành. Bộ Công Thương đã và đang triển khai 9/9 nhiệm vụ, ngoài ra thêm 6 nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý của ngành. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai 5/7 nhiệm vụ, 1 nhiệm vụ đề nghị chuyển sang Bộ Tài chính, 1 nhiệm vụ đề nghị chuyển sang Bộ Kế hoạck và Đầu tư thực hiện…

 

Cũng đánh giá cao kết quả của việc thực hiện Nghị quyết 35, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, việc triển khai Nghị quyết 35 đã tạo chuyển biến tích cực trong tư tưởng, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp chính quyền địa phương. Công tác phát triển DN, thu hút đầu tư đã được các địa phương quan tâm.

Nhờ đó, công tác cải cách thủ tục hành chính của nhiều địa phương đã đạt được kết quả tốt, một số thủ tục hành chính vượt chỉ tiêu mà Nghị quyết 19/NQ-CP và cam kết đã ký với VCCI.

Cụ thể: Thời gian thành lập DN: đa số các tỉnh là 2 ngày (giảm 1 ngày so với cam kết). Có tỉnh chỉ có 1,5-1,84 ngày như: Đồng Nai (1,84), Lai Châu (1,5), Hậu Giang(1,5), Hà Tĩnh (1,66)…; Thời gian thông quan hàng hóa: đa số các tỉnh đều đạt chỉ tiêu thời gian qua biên giới dưới 10 ngày đối với hàng XK; đối với hàng NK dưới 12 ngày, trong đó có nhiều tỉnh đạt thời gian tương đối tối ưu như Quảng Ninh đạt: 21 giờ 34 phút 12 giây đối với hàng XK và 39 giờ 45 phút 12 giây đối với hàng NK; Hà Tĩnh: đạt 4 ngày 12h đối với hàng NK và đạt 1 ngày 12 giờ 52 phút đối với hàng XK…

Theo khảo sát của VCCI về kết quả điều tra DN vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017 cho thấy, có khoảng 80% ý kiến DN cho rằng DN mình đã thực hiện “tốt” và “khá tốt” các nhiệm vụ trong nghị quyết; 75% DN đánh giá tác động của 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp được đưa ra trong nghị quyết là “tương đối tích cực”, “tích cực” và “rất tích cực”, chỉ có 25% DN cho biết chưa nhận thấy tác động của các nhóm giải pháp này.

Hạn chế cần khắc phục

Tuy nhiên, các báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế mà các bộ, ngành, địa phương cần phải khắc phục hơn nữa. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phản ánh từ cộng đồng DN vẫn cho thấy còn tồn tại khoảng cách giữa chính sách và thực thi; những quy định về điều kiện kinh doanh, quản lý chuyên ngành còn nhiều mâu thuẫn, chưa thống nhất.

“Mức độ cải thiện thủ tục hành chính thuế, hải quan chưa đạt yêu cầu, thủ tục thuế chưa rõ ràng; phân loại mã HS khác nhau giữa cơ quan thuế và hải quan gây khó khăn cho DN. Các quy định quản lý mặt hàng theo mã số XNK còn chồng chéo, dẫn đến mỗi nơi hướng dẫn một cách khác nhau; các trung tâm kỹ thuật được chỉ định kiểm tra không đồng bộ”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.

Ngoài ra, theo ông Vũ Tiến Lộc, cáo năm 2017, chi phí kinh doanh ở Việt Nam về cơ bản ở mức cao so với các nước trong cùng khu vực. Đặc biệt là chi phí tiếp cận điện năng của Việt Nam cao gấp gần 49 lần so với Philippines. Chi phí nộp thuế cao nhất so với ASEAN 4, ở mức 39,1% lợi nhuận, cao hơn 2 lần so với Singapore. Tương tự như vậy, chi phí tuân thủ chứng từ XK cũng ở mức cao nhất, gấp gần 4 lần so với Singapore. Điều này gây ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN.

Vì thế, Chủ tịch VCCI kiến nghị, việc giải quyết khó khăn cho DN cần trên tinh thần đồng hành với DN, tránh tình trạng không đi với DN đến cùng, không vận dụng pháp luật theo hướng có lợi cho DN; tránh tình trạng "trên bảo dưới không nghe", "trên nóng, dưới lạnh". Hơn nữa, DN cần nhất là sự hỗ trợ trong việc nâng cao năng lực quản trị, không nên can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của DN bằng mệnh lệnh hành chính.

Tuy nhiên, cùng với nỗ lực của Chính phủ, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, DN cũng cần phải nâng mình lên để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh. “Thể chế nào thì DN đó; Chính phủ và DN cùng liêm chính, Chính phủ kiến tạo, DN sáng tạo sẽ là hành trang để phát triển trong thời gian tới”, ông Lộc nhận định.

Theo Baohaiquan

Chuyên mục

Dịch vụ

  • Gia công cơ khí
    Ngày tạo: 08-09-16
    Công ty TNHH MTV Tư Lai II nhận gia công trục chân vịt, trục bánh lái ...
  • Vận Tải
    Ngày tạo: 07-09-16
    Công ty TNHH MTV Tư Lai II luôn mang đến cho khách hàng dịch vụ vận chuyển đường...
Go Top