GCNNL TAU BIEN
PONTON ĐAT CAU
PONTON ĐAT CAU 1
TÀU CONTAINER 200 TIÊU
TAU DAU 1
TAU DAU
TÀU CONTAINER 250 TIÊU 1
TÀU CONTAINER 250 TIÊU.
GCNNLCS-8000T
TRANSIMEX 200.
TRANSIMEX 200
TÀU ĐÓNG CỌC
SP-ITC-07
SP-ITC-06-1
SP-ITC-06
CẦN THƠ 17
Tàu Dầu Đồng Tháp 9
Image Slider

APEC 2017 - thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp thế giới

Ngày Đăng : 22/03/2017 - 04:23 PM

Ngày 21/3, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức họp báo cập nhật hoạt động của doanh nghiệp trong năm APEC Việt Nam 2017 và kết quả kỳ họp Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) lần 1 tại Bangkok, Thái Lan diễn ra từ ngày 19-23/3/2017.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI kiêm Chủ tịch CEO Summit 2017 phát biểu tại buổi họp báo ngày 21/3/2017.Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI kiêm Chủ tịch CEO Summit 2017 phát biểu tại buổi họp báo ngày 21/3/2017.

Tổ chức nhiều hoạt động của doanh nghiệp trong Năm APEC 2017

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết: Sau 10 năm tổ chức thành công Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2016, Việt Nam tiếp tục được lựa chọn làm nước chủ nhà tổ chức APEC Việt Nam 2017 cho thấy uy tín và vai trò quan trọng của Việt Nam đối với 21 nền kinh tế thành viên. Đây cũng là xu thế chung khi JETRO nhận định có 66,6% doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng sản xuất - cao nhất trong khu vực châu Á; Eurocham cũng tăng điểm chỉ số niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam... 

Với vai trò Chủ tịch, Việt Nam đã chủ trì  kỳ họp và triển khai các hoạt động của ABAC theo chủ đề chính 2017 là “Tạo thêm động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” nhằm duy trì phát triển kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương và đảm bảo lợi ích cho tất cả mọi người. Các ưu tiên của Năm APEC Việt Nam 2017 tập trung vào 04 hướng bao gồm: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; Đẩy mạnh kết nối và hội nhập khu vực sâu rộng; Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tăng cường năng lực cạnh tranh, sáng tạo và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; Tăng cường an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Vũ Tiến Lộc cho biết, có 6 hoạt động chính của doanh nghiệp diễn ra bền lề Hội nghị cấp cao APEC như: Diễn đàn khởi nghiệp APEC (ngày 13/9/2017 tại TP. Hồ Chí Minh), Diễn đàn Doanh nhân nữ APEC (tháng 9/2017 tại Huế), Kỳ họp thứ 4  hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (4-7/11/2017 tại TP. Đà Nẵng), Diễn đàn Xúc tiến thương mại đầu tư với Việt Nam (ngày 8/11/2017 tại Đà Nẵng), Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo doanh nghiệp APEC (ngày 8-10/11/2017 tại Đà Nẵng), Đối thoại giữa thành viên ABAC và lãnh đạo kinh tế APEC (ngày 10/11/2017 tại Đà Nẵng).

Kết quả kỳ họp Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC lần 1

Thông tin về kết quả kỳ họp ABAC lần 1 tại Bangkok, ông Hoàng Văn Dũng, Chủ tịch ABAC quốc tế cho biết: Hội nghị tập trung thảo luận về hội nhập kinh tế khu vực, kết nối khu vực, phát triển bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp; hợp tác tài chính và kinh tế. Trước hiện tượng chống toàn cầu hoá có dấu hiệu gia tăng, ABAC đã kiến nghị với APEC ủng hộ tự do hoá thương mại và các hệ thống thương mại đa phương; thực hiện mục tiêu Bô-go và tiến tới khu vực mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP). Cụ thể:

Đối với vấn đề hội nhập kinh tế khu vực: ABAC tiếp tục xây dựng các sáng kiến và khuyến nghị ủng hộ WTO và chống bảo hộ; Thúc đẩy việc hình thành khu vực mậu dịch tự do Châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP); Đẩy mạnh chương trình nghị sự về dịch vụ; Tiếp tục tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.

Đối với vấn đề kết nối khu vực: ABAC thúc đẩy 3 trụ cột: (1) kết nối thể chế (cải cách cơ cấu, áp dụng tiêu chuẩn dữ liệu toàn cầu, kinh tế số…); (2) kết nối con người (xây dựng khuôn khổ về di chuyển lao động, công nhận lẫn nhau về tay nghề trình độ chuyên môn, xây dựng bản đồ về tay nghề khu vực, cải thiện thủ tục cấp thẻ đi lại cho doanh nhân APEC), và (3) kết nối cơ sở vật chất (nghiên cứu đánh giá về các điều kiện khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng do ABAC đưa ra, kết nối hàng hải, đẩy mạnh vấn đề an toàn và kết nối hàng không, xây dựng hạ tầng kỹ thuật số…).

Đối với vấn đề phát triển bền vững: ABAC đề nghị tăng cường an ninh và bền vững năng lượng; Đẩy mạnh an ninh lương thực (cắt giảm hàng rào phi thuế quan đối với thương mại lương thực – thực phẩm…); Khai thác tài nguyên bền vững; Xây dựng cộng đồng bền vững và bao trùm; Có chính sách phối hợp giữa các bộ ngành về y tế, tài chính và kinh tế để đảm bảo xây dựng lực lượng lao động có sức khỏe tốt.

Đối với vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp: ABAC trao đổi về các vấn đề tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tham gia vào thị trường quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu (ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng kết nối doanh nghiệp…), thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên kỹ thuật số; tạo thuận lợi cho phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế,

Đối với vấn đề hợp tác tài chính và kinh tế: ABAC đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng cơ sở (xây dựng chương trình cải cách cơ cấu và tạo môi trường đầu tư thuận lợi, rà soát lại báo cáo của APEC về hạ tầng kỹ thuật số, mở rộng và phối hợp với hạ tầng kết nối toàn cầu, điều chỉnh trọng tâm chiến lược Đối tác Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn);

Ông Hoàng Văn Dũng cho biết: Theo thông lệ, trong khuôn khổ kỳ họp, ABAC đã tiến hành Đối thoại với quan chức cao cấp APEC (SOM). SOM của 20 nền kinh tế APEC đã tham dự đối thoại và thảo luận chuyên sâu với thành viên ABAC về 3 chủ đề: (1) Hội nhập kinh tế khu vực; (2) Tăng trưởng Bền vững, Bao trùm và Sáng tạo; và (3) Kết nối, Sáng tạo và phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Với hình thức tổ chức đối thoại phân nhóm chủ đề do Việt Nam đưa ra, cuộc đối thoại năm nay được đánh giá là thành công nhất, hiệu quả nhất và có sự tham dự của nhiều nền kinh tế APEC nhất từ trước tới nay.

Trước mắt, các nền kinh tế thành viên TPP nên giữ vững động lực, đương đầu với thách thức để sớm thông qua hiệp định TPP. ABAC cũng cho rằng, APEC cần đẩy mạnh cải cách cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt tập trung vào phát triển bao trùm; tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp  siêu nhỏ, nhỏ và vừa kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu. ABAC và cộng đồng doanh nghiệp cần phối hợp với hành động với Chính phủ để khắc phục những tác động tiêu cực của tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá.

Các khuyến nghị sẽ được gửi lên Bộ trưởng phụ trách thương mại, y tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính và đệ trình Báo cáo và Thư khuyến nghị lên Lãnh đạo APEC tại Tuần lễ cấp cao vào cuối năm nay. Để nắm bắt và tận dụng cơ hội kinh doanh, ông Lộc và ông Dũng đều cho rằng, các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về hội nhập, chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó cần tận dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số...

Sau kỳ họp 1 tại Băng cốc, ABAC đã tham dự và trình bày các khuyến nghị của mình tại một số hội thảo và Kỳ họp Quan chức cao cấp APEC (SOM 1) tổ chức tại Nha Trang từ 18/2 – 3/3/2017. Trong năm nay ABAC sẽ tiếp tục các hoạt động nghiên cứu và tiến hành kỳ họp kế tiếp để đưa ra các khuyến nghị chính thức gửi lên Bộ trưởng phụ trách Thương mại, Y tế, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tài chính và đệ trình Báo cáo và thư khuyến nghị lên Lãnh đạo APEC tại tuần lễ cấp cao cuối năm nay.

Theo Tapchitaichinh.vn

Chuyên mục

Dịch vụ

  • Gia công cơ khí
    Ngày tạo: 08-09-16
    Công ty TNHH MTV Tư Lai II nhận gia công trục chân vịt, trục bánh lái ...
  • Vận Tải
    Ngày tạo: 07-09-16
    Công ty TNHH MTV Tư Lai II luôn mang đến cho khách hàng dịch vụ vận chuyển đường...
Go Top