GCNNL TAU BIEN
PONTON ĐAT CAU
PONTON ĐAT CAU 1
TÀU CONTAINER 200 TIÊU
TAU DAU 1
TAU DAU
TÀU CONTAINER 250 TIÊU 1
TÀU CONTAINER 250 TIÊU.
GCNNLCS-8000T
TRANSIMEX 200.
TRANSIMEX 200
TÀU ĐÓNG CỌC
SP-ITC-07
SP-ITC-06-1
SP-ITC-06
CẦN THƠ 17
Tàu Dầu Đồng Tháp 9
Image Slider

Doanh nghiệp công nghệ còn nhiều băn khoăn về pháp lý

Ngày Đăng : 26/07/2017 - 04:48 PM

Để xây dựng được nền kinh tế số, các DN công nghệ tại Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do quy định pháp lý chưa thực sự phù hợp với hoạt động, đặc thù lĩnh vực.

Các DN công nghệ mong muốn có các quy định pháp lý phù hợp hơn. Ảnh: Internet

Tại buổi tọa đàm về kinh tế số do Diễn đàn Kinh tế tư nhân tổ chức vào ngày 26/7 tại Hà Nội, nhiều DN đã bày tỏ ý kiến bức xúc về một số điểm chưa phù hợp tại Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Ông Bùi Quang Ngọc, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT cho hay, việc triển khai Nghị định 102 đến nay đã gặp nhiều bất cập. Điều nà khiến các chủ đầu tư buộc phải lách các quy định, hoặc xé nhỏ dự án ra để lách.

“Bất cập lớn nhất là Nghị định xuất phát từ đầu tư xây dựng cơ bản nên nhiều thuật ngữ trong Nghị định về bản vẽ hoàn công, chỉ huy thi công tại hiện trường, thiết kế thi công, giải phóng mặt bằng, công tác xây lắp… không phù hợp với lĩnh vực công nghệ thông tin”, ông Bùi Quang Ngọc nêu rõ.

Bên cạnh đó, các DN còn cho rằng, Nghị định 102 đang yêu cầu quá nhiều công việc, công đoạn cho việc lập dự án khiến dự án bị kéo dài.

Vì thế, các DN tại Tọa đàm đều kiến nghị cần thay thế Nghị định 102 bằng Nghị định mới phù hợp hơn với đặc thù của công nghệ thông tin, đơn giản hóa các thủ tục chuẩn bị dự án, triển khai, nghiệm thu, đặc biệt đơn giản cho việc thuê hạ tầng thông tin.

Bên cạnh những bất cập nêu trên, ông Bùi Quang Ngọc còn bảy tỏ sự “bức xúc” trước sự phân biệt thành phần kinh tế khi tham gia các chương trình tin học hóa cho khu vực công quyền theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP cề Chính phủ điện tử. Hiện có một số dự án hạn chế sự tham gia với DN tư nhân.

Về vấn đề thuế phí, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT Tâp đoàn công nghệ CMC cho biết, DN viễn thông đang phải đóng phí thương quyền (0,5%/doanh thu) và phí Viễn thông công ích (1,5% doanh thu). Mức 2% sẽ là con số lớn đối với những DN nhỏ và mới thành lập. Hơn nữa, phí công ích có bản chất là chia sẻ lợi ích với cộng động, chỉ nên khuyến khích các DN tham gia đóng góp, không nên quy định thành một loại phí bắt buộc.

Ngoài ra, các DN khởi nghiệp sáng tạo tại tọa đàm còn kiến nghị về vấn đề tiếp cận và hỗ trợ vốn, khi việc thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm hay quỹ đầu tư “thiên thần” cho khởi nghiệp vẫn chưa có khung pháp lý quy định và các DN khởi nghiệp cũng chưa có cơ sở pháp lý hướng dẫn về việc tiếp nhận.

Do đó, vào cuối tháng 7 này, Diễn đàn Kinh tế tư nhân sẽ có buổi đối thoại với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đại diện các cơ quan bộ, ngành để bày tỏ kiến nghị và mong chờ giải pháo tháo gỡ khó khăn, trong đó, kinh tế số là một trong những nội dung quan trọng được các DN quan tâm.

Ông Nguyễn Trung Chính cho biết, đây là cơ hội để các DN bày tỏ khó khăn của mình, từ đó giúp các cơ quan chức năng có những thay đổi để thúc đẩy kinh tế tư nhân theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tiêu biểu như bãi bỏ những quy định không hợp lý, phải có nghị định về quỹ đầu tư mạo hiểm…

Theo baohaiquan.vn

Chuyên mục

Dịch vụ

  • Gia công cơ khí
    Ngày tạo: 08-09-16
    Công ty TNHH MTV Tư Lai II nhận gia công trục chân vịt, trục bánh lái ...
  • Vận Tải
    Ngày tạo: 07-09-16
    Công ty TNHH MTV Tư Lai II luôn mang đến cho khách hàng dịch vụ vận chuyển đường...
Go Top