GCNNL TAU BIEN
PONTON ĐAT CAU
PONTON ĐAT CAU 1
TÀU CONTAINER 200 TIÊU
TAU DAU 1
TAU DAU
TÀU CONTAINER 250 TIÊU 1
TÀU CONTAINER 250 TIÊU.
GCNNLCS-8000T
TRANSIMEX 200.
TRANSIMEX 200
TÀU ĐÓNG CỌC
SP-ITC-07
SP-ITC-06-1
SP-ITC-06
CẦN THƠ 17
Tàu Dầu Đồng Tháp 9
Image Slider

Đảm bảo nguồn thu - nhiệm vụ không dễ dàng của ngành Hải quan

Ngày Đăng : 09/09/2017 - 10:42 AM

Liên tục nhiều năm qua, thu NSNN đã trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành Hải quan. Số thu của ngành Hải quan luôn chiếm từ 25 đến 30% tổng thu NSNN của cả nước. Kết quả này góp phần đảm bảo nguồn thu NSNN, giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

CBCC Hải quan Bắc Ninh kiểm tra hàng NK tại Kho hàng không kéo dài Yên Bình. Ảnh: T.Trang​​​.

Càng hội nhập, thu NSNN càng gặp khó khăn

Có thể thấy, trong suốt 72 năm qua, hoạt động của Hải quan Việt Nam luôn gắn liền với các nhiệm vụ chính trị, kinh tế của đất nước. Những thay đổi trong quản lý kinh tế đối ngoại theo tinh thần đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế của đất nước ta trong thời gian qua đã đặt ra yêu cầu cho Hải quan Việt Nam phải phát triển, tự đổi mới mình để đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ mới. Trong đó, đòi hỏi các quy định về hải quan phải được công khai, minh bạch, đơn giản, đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế.

Đặc biệt, sự tăng trưởng của kim ngạch hàng hóa XNK đồng nghĩa với sự gia tăng tương ứng khối lượng công việc của Hải quan Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu Hải quan Việt Nam phải đổi mới về cách quản lý nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp NSNN kịp thời.

Đi liền với đó còn là áp lực trong thực hiện nhiệm vụ thu NSNN của ngành Hải quan càng lớn. Càng hội nhập sâu rộng thì công tác thu NSNN càng gặp nhiều khó khăn và thách thức, bởi số thu từ các mặt hàng NK chính, thuế suất cao sụt giảm. Đặc biệt là giá dầu thô giảm nhiều so với dự toán ngân sách, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, sự chuyển hướng thị trường NK… đã tác động không nhỏ tới công tác thu NSNN của ngành Hải quan.

Tuy nhiên, bằng mọi nỗ lực, ngành Hải quan đã phấn đấu đạt được số thu cao nhất. Từ năm 2004 đến nay, số thu này đã tăng gấp 6 lần. Nếu như năm 2005 số thu ngân sách của ngành Hải quan chỉ đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng thì đến 2014 đã đạt đến con số 249 nghìn tỷ đồng, năm 2015 đạt 265 nghìn tỷ đồng, năm 2016 đạt 275 nghìn tỷ đồng và trong năm 2017 mục tiêu đạt 290 nghìn tỷ…

Đây là một quá trình nỗ lực của toàn ngành trong nhiệm vụ đảm bảo nguồn thu NSNN để góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Để đạt được kết quả trên ngành Hải quan đã triển khai hàng loạt giải pháp, trong đó tập trung vào tạo thuận lợi thương mại, chống thất thu, kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đặc biệt, đó còn là một quá trình hiện đại hóa công tác quản lý nguồn thu, công tác phân loại và tính trị giá hàng hóa mà ngành Hải quan đã nỗ lực triển khai thực hiện.

Đổi mới cách quản lý nguồn thu

Một trong những cách để quản lý tốt nguồn thu, thu đúng, thu đủ là chuẩn hóa các quy định quốc tế trong cách tính thuế. Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu, đề xuất, thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền trong việc triển khai áp dụng trị giá GATT/WTO thay cho việc áp dụng trị giá tối thiểu. Đồng thời, triển khai áp dụng Công ước hài hoà mô tả mã hoá hàng hoá của Tổ chức Hải quan thế giới (HS) thay cho việc áp dụng danh mục hàng hoá XNK của khối SEV ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Không chỉ có thế, Hải quan Việt Nam đã cử đại diện tham gia xây dựng, đàm phán, triển khai áp dụng Danh mục thuế quan hài hoà ASEAN (AHTN) để thực hiện Nghị định thư về việc thực thi AHTN, xây dựng Danh mục hàng hoá XNK Việt Nam theo chuẩn hóa quốc tế.

Việc sớm triển khai áp dụng các Hiệp định/Công ước quốc tế đã góp phần tạo thuận lợi cho các tiến trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hội nhập kinh tế quốc tế/khu vực, góp phần tạo sự minh bạch dần chính sách thuế, tạo điều kiện cho DN chủ động tính toán hiệu quả kinh doanh, đầu tư trang thiết bị giao dịch trong mua bán, khuyến khích giao thương phát triển.

Trước đây, khi làm thủ tục cho hàng hóa XNK, DN phải tự khai báo về số lượng, chủng loại, tính chất hàng hóa vào tờ khai hải quan, còn các khâu tiếp nhận tờ khai, kiểm tra hàng hóa, tính thuế và thu thuế đều do cơ quan Hải quan thực hiện. Hàng hóa chỉ được giải phóng sau khi đã được tính thuế và ra thông báo thuế. Ngày nay, quy trình thu thuế mới của Tổng cục Hải quan đã thay đổi về căn bản. Đó là áp dụng cơ chế người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp thuế, cơ quan Hải quan thực hiện các chức năng quản lý thuế thông qua việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế (từ khi thực hiện Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế). Quy trình này đã tạo điều kiện cho DN tự tính thuế nên biết trước số thuế phải nộp và có điều kiện rút ngắn được thời gian thông quan hàng hóa. Đồng thời, DN cũng gắn liền trách nhiệm với lô hàng và nghĩa vụ nộp thuế của mình. Quy trình này đã góp phần giảm chi phí giá thành sản phẩm, giảm thời gian thông quan, giảm chi phí quản lý hành chính thuế, được cộng đồng DN, bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Không dừng lại ở đó, Tổng cục Hải quan đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, tham mưu, đề xuất xây dựng triển khai, tổ chức thực hiện cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện thành công pháp luật thuế, thu khác liên quan đến hàng hoá XNK trên cơ sở đó đã góp phần bảo hộ sản xuất, khuyến khích và định hướng luồng vốn đầu tư sản xuất trong nước phát triển, có hiệu quả… Đảm bảo nguồn thu trên cơ sở đẩy mạnh XK, kiềm chế nhập siêu.

Một trong những yếu tố khác để đảm bảo nguồn thu NSNN đó là lãnh đạo Tổng cục Hải quan liên tục chỉ đạo, điều hành xây dựng dự toán và triển khai thực hiện nhiệm vụ thu NSNN, đề xuất các giải pháp khai thác nguồn thu, chống gian lận thương mại, trốn thuế. Những diễn biến của hoạt động XNK luôn được ngành Hải quan bám sát, từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra những dự báo, cảnh báo, kịp thời có những chính sách điều hành và quản lý hải quan để thu đúng, thu đủ và tránh thất thu NSNN. Trong đó, tập trung công tác quản lý khai báo trị giá hải quan, yêu cầu đặt ra là phải thường xuyên thực hiện kiểm tra, xác định dấu hiệu nghi vấn khai báo để tổ chức tham vấn hoặc kiểm tra sau thông quan để xác định lại trị giá, thu đủ thuế.

Hải quan cũng là một trong những ngành tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực nghiệp vụ quản lý thu thuế XNK, cũng như xây dựng các chương trình hệ thống đáp ứng yêu cầu quản lý tạo thuận lợi cho người nộp thuế theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và yêu cầu hiện đại hoá của ngành Hải quan như: Ký kết thỏa thuận phối hợp thu NSNN qua các ngân hàng, xây dựng cơ sở dữ liệu về trị giá, về mã số, phân loại hàng hoá, Danh mục hàng hoá NK ưu đãi miễn thuế… Đặc biệt là Đề án thu thuế 24/7 của ngành Hải quan đã tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, hạn chế tối đa việc thanh toán bằng tiền mặt, đảm bảo thông tin nộp tiền được thanh khoản thuế kịp thời, chính xác, giảm thời gian nộp thuế, đồng thời thông quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế, qua đó rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK

Hiểu được tầm quan trong trọng việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại của DN sẽ hỗ trợ nhiều cho công tác thu NSNN, thời gian qua, ngành Hải quan đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN tham gia hoạt động XNK bằng các hình thức như: Tại các Chi cục có tổ giải quyết nhanh vướng mắc cho DN, cùng với đó, cơ quan Hải quan chủ động gặp gỡ và giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền liên quan đến thủ tục Hải quan, chính sách thuế, công tác quản lý thuế, chế độ kế toán, chế độ hoàn thuế, miễn thuế, tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc nộp thuế…

Những nỗ lực kể trên cho thấy, ngành Hải quan đã chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu NSNN, đồng thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi trốn thuế, chống thất thu thuế ngày càng hiệu quả. Số thu nộp NSNN của ngành Hải quan đã góp phần quan trọng cân đối thu chi trong NSNN, đảm bảo lành mạnh nền tài chính quốc gia.

Thống kê số thu NSNN của toàn ngành Hải quan trong 12 năm vừa qua cho thấy, số thu NSNN của ngành Hải quan luôn chiếm từ 25 đến 30% tổng thu NSNN của cả nước. Năm 2004 tổng thu nộp NSNN của ngành Hải quan đạt hơn 46 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 700 lần so với năm 1990. Và từ năm 2004 đến nay, số thu này đã tăng gấp 6 lần, nếu như năm 2005 số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng thì đến 2014 đã đạt đến con số 249 nghìn tỷ đồng, năm 2015 đạt 265 nghìn tỷ đồng, năm 2016 đạt 275 nghìn tỷ đồng và trong năm 2017 mục tiêu đạt 290 nghìn tỷ đồng…

Theo Baohaiquan.vn 

Chuyên mục

Dịch vụ

  • Gia công cơ khí
    Ngày tạo: 08-09-16
    Công ty TNHH MTV Tư Lai II nhận gia công trục chân vịt, trục bánh lái ...
  • Vận Tải
    Ngày tạo: 07-09-16
    Công ty TNHH MTV Tư Lai II luôn mang đến cho khách hàng dịch vụ vận chuyển đường...
Go Top